𝟏. 𝐂ơ𝐦
Hâm nóng cơm bằng lò vi sóng là một trong những lỗi sai thường gặp nhất. Cơm có thể bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Bacillus cereus – tạo ra các bào tử độc hại và có thể trở nên vô hại bởi nhiệt.
Bạn nên nấu cơm vừa đủ phần ăn để tránh việc hâm đi hâm lại gây hại cho sức khỏe
Bạn nên ăn hết phần cơm đã nấu và không nên để cơm ở nhiệt độ phòng trong nhiều giờ liền. Nếu còn dư cơm và bắt buộc phải hâm lại, hãy đảm bảo rằng cơm
phải được hâm thật nóng.
𝟐. 𝐓𝐫ứ𝐧𝐠
Trứng có hàm lượng canxi cao, giàu chất dinh dưỡng, vitamin… khi được làm nóng lại, đặc biệt là hâm nóng dưới nhiệt độ cao của lò vi sóng, lòng đỏ trong trứng sẽ biến thành chất độc hại. Vi khuẩn có thể phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 4 độ C đến 62 độ C, làm hỏng thực phẩm, khiến bạn bị bệnh.
Một lưu ý là bạn tuyệt đối không nên luộc trứng bằng lò vi sóng vì áp suất lò sẽ làm nổ trứng gây nên nguy hiểm cho bạn và người thân trong gia đình bạn.
𝟑. 𝐊𝐡𝐨𝐚𝐢 𝐭â𝐲
Khoai tây sau khi đã nấu chín nếu để nguội ở nhiệt độ phòng quá lâu thì vi khuẩn gây ngộ độc sẽ hình thành. Việc hâm nóng lại khoai tây trong lò vi sóng hay trong lò vi sóng có thể không làm khoai tây đủ nóng để tiêu diệt hết các vi khuẩn.
Nếu không lập tức cho khoai tây còn thừa lại vào tủ lạnh ngay sau khi ăn, bạn có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu ăn chúng lại vào ngày hôm sau.
𝟒. 𝐍ấ𝐦
Nấm là thực phẩm giàu protein, vitamin và acid amin, tuy nhiên khi hâm nóng các thành phần protein sẽ thay đổi gây đau bụng và đầy hơi. Hãy bảo quản nó trong tủ lạnh và ăn ngay sau khi hâm nóng với nhiệt độ không quá 70 độ C nếu bạn không muốn bỏ đi lãng phí..
𝟓. 𝐇ả𝐢 𝐬ả𝐧
Hải sản được đánh bắt tươi sống và được đông lạnh ngay lập tức sẽ an toàn hơn khi được nấu lại. Đối với các loại hải sản tươi hoặc đã qua chế biến đã để ở nhiệt độ phòng trong một khoảng thời gian có thể chứa vi khuẩn gây bệnh và việc hâm nóng lại những loại hải sản này có thể không tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn. Do đó, không nên ăn các loại hải sản đã bỏ ra khỏi tủ lạnh hơn hai giờ trong thời tiết lạnh và hơn một giờ nếu thời tiết ấm áp.
𝟔. 𝐒ữ𝐚 𝐦ẹ 𝐡𝐨ặ𝐜 𝐭𝐡ứ𝐜 ă𝐧 𝐜𝐡𝐨 𝐛é
Sữa mẹ và thức ăn cho bé vẫn có thể được hâm nóng nhưng không nên hâm nóng trong lò vi sóng. Chuyên gia dinh dưỡng Susie Garcia cho rằng lò vi sóng có thể làm nóng thức ăn không đồng đều khiến cho phần thức ăn nóng làm phỏng miệng hoặc cổ họng nhạy cảm của các bé.
𝟕. 𝐂á𝐜 𝐥𝐨ạ𝐢 𝐭𝐡ứ𝐜 ă𝐧 𝐜𝐡𝐢ê𝐧 𝐫á𝐧
Tất cả các loại dầu chỉ có thể chịu đựng tới một mức nhiệt nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này, chúng sẽ tạo ra khí và chất độc được biết đến như là các gốc tự do. Chúng ta đều biết gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư. Bởi vậy, tránh hâm nóng lại các loại thực phẩm còn chứa nhiều dầu trong đó. Lò vi sóng có thể đốt cháy dầu một lần nữa khi nó lên tới nhiệt độ quá nóng.
𝘽𝙇𝙐𝙀𝙃𝙊𝙈𝙀 – 𝘾𝙃𝙊 𝙉𝙂Ô𝙄 𝙉𝙃À 𝙏𝙃Ê𝙈 𝙓𝘼𝙉𝙃
Click để xem chiết khấu, quà tặng, chương trình khuyến mãi của lò vi sóng bosch.