Mua máy rửa bát chục triệu nhưng còn bẩn hơn rửa tay – tôi bị vợ đấm không trượt phát nào

7/11/2021  
Không như lời tôi quảng cáo với vợ là "máy rửa bát rửa sạch lắm", kết quả lại khiến tôi thấy xấu hổ muốn chui xuống đất.

Trước cơn sốt "nhà nhà, người người" săn lùng máy rửa bát đang càn quét trên các trang mạng xã hội, tôi cảm thấy mình cũng không thể đứng ngoài cuộc bởi những lợi ích mà nó mang lại như tiết kiệm điện, nước, đỡ đau lưng, đỡ hại da tay... Thu nhập của hai vợ chồng tôi cũng không phải quá nhiều nên sau khi cân nhắc đắn đo chán chê và thuyết phục vợ "gãy lưỡi" thì tôi mới nhận được cái gật đầu miễn cưỡng và ánh mắt đầy nghi hoặc của vợ để rước một chiếc máy rửa bát về.

Thế nhưng, không như lời tôi quảng cáo với vợ là "rửa máy sạch lắm", kết quả lại khiến tôi thấy xấu hổ muốn chui xuống đất. Hôm thì có chiếc hộp thủy tinh bị bám các vệt trắng xấu xí, cọ mãi mà không hết, lúc khác thì một số vật dụng bị loang lổ, thậm chí sùi lên những hạt trắng như muối. Thậm chí, có đôi lần thìa ăn cơm của con tôi còn bám lại những cọng hành hay trong nồi nấu canh vẫn nguyên cả lá rau xanh ngắt.

Nồi nhôm rửa bằng máy rửa bát bị lem nhem (Ảnh: FB)

 

Lượn một vòng trên mạng, nhìn 4 phương, ngó 8 hướng, tôi thấy rằng mình chẳng phải là trường hợp duy nhất nhận được kết quả không như mong đợi với máy rửa bát. Nhiều người cho biết đồ của họ sau khi rửa bằng máy còn bẩn hơn cả rửa tay: nồi lem nhem, bát đũa đen sì.
 
Sau khi đã chịu khó đọc hàng nghìn lời bình luận, chia sẻ của những cư dân mạng nhiệt tình thì tôi rút ra được mấy nguyên nhân khiến máy rửa bát rửa không sạch như thế này:
 

1.Xếp bát không đúng cách gây cản trở hoạt động của máy rửa bát

Bát đũa khi được xếp vào máy không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng các vết bẩn, dầu mỡ không được rửa sạch, đồng thời gây nên mùi hôi khó chịu. Để đảm bảo máy rửa bát đạt hiệu quả vận hành cao nhất chúng ta cần phải xếp bát đũa sao cho nước không bị đọng lại, ví dụ đặt úp nghiêng thay vì để ngửa lên.
Chất quá nhiều bát vào một mẻ (Ảnh: FB)
 
Đối với thìa, nĩa, việc xếp cùng chiều và sát nhau khiến nước không thể phun đến giữa chúng. Do đó, vòi phun không thể làm sạch thức ăn thừa còn bám lại. Thêm vào đó, việc xếp quá nhiều bát đĩa so với công suất tối đa của máy có thể khiến máy không rửa sạch được. Đối với máy rửa bát mini thì lượng bát đĩa tối đa là 4-6 bộ còn đối với máy rửa bát độc lập và âm tủ là 10-12-14 hoặc 16 bộ tùy model.
 
 
Các món đồ phải đặt sao cho không gây cản trở cánh tay bơm xoay tự do trong quá trình rửa, bởi chỉ khi đó nước mới được phun đều tới bề mặt đồ vật. Để không gặp phải tình trạng này khách hàng sau khi xếp hết đồ vào máy rửa bát nên kiểm tra lại một lần nữa bằng cách quay thử tay bơm xem có bị vướng không. Nếu thấy bị vướng sắp xếp lại để tay bơm có thể quay tự do.
 

 

Máy rửa bát rửa sạch và tốt hơn rửa bằng tay nhiều lắm

 

2.Không gạt bỏ thức ăn thừa còn dính trên bát đĩa trước khi rửa

Máy rửa bát chỉ có thể làm sạch phần chất lỏng dạng mỡ, nước… bám trên bát đĩa chứ các loại vết bẩn như xôi nếp, bánh chưng... bám chắc như keo thì bó tay. 
Sau khi ăn đồ nếp như bánh chưng, xôi thì rất cần ngâm nước cho mềm bớt
 
Do đó, nếu chúng ta cho cả những miếng thức ăn lớn còn dính trên bát đĩa vào thì việc máy rửa không sạch là điều đương nhiên. Vì vậy, các bạn cần phải gạt thật sạch thức ăn thừa trên bát đĩa trước rồi mới cho vào máy rửa.
 

3.Không phải đồ nào cũng cho được vào máy rửa bát

Đồ gang sắt, các vật dụng bằng nhôm, đồ sơn mài... khi rửa trong máy rửa bát sẽ bị gỉ sét hoặc xỉn màu vì phản ứng hóa học với các hóa chất tẩy rửa và nước nóng. 

Bình giữ nhiệt bị bong lớp sơn vì rửa bằng máy rửa bát

 

Các tia nước của máy rửa bát được phun ra dưới áp lực cao nên ngay cả những đồ dùng bằng thép nhưng được sơn phủ hay nồi, chảo chống dính cũng không an toàn.
 

4.Chọn chương trình rửa, cài đặt muối, bóng,... chưa "chuẩn"

Một số vết bẩn cứng đầu sẽ không thể được loại bỏ hết nếu ta sử dụng chế độ rửa nhanh hoặc rửa thông thường. Bên cạnh đó, việc cài đặt lượng muối làm mềm nước sao cho phù hợp với nguồn nước nhà bạn cũng rất quan trọng. 
Dư muối hoặc thiếu muối đều có thể tạo ra những vệt bẩn trên đồ dùng
 
Hiện nay, rất nhiều dòng máy rửa bát đều được lập trình sẵn các chương trình rửa đa dạng để phù hợp với chất liệu đồ dùng và nhu cầu sử dụng của khách hàng như rửa 70 độ, rửa 50 độ, rửa ly tách thủy tinh hay rửa chuyên sâu với nồi xoong bẩn... Vì vậy, các bạn nên bỏ thời gian tìm hiểu sách hướng dẫn sử dụng, xem xét tình trạng vết bẩn trên đồ vật hay thậm chí rửa thử một vài lần với những tùy chọn khác nhau để lựa chọn chế độ rửa và lượng muối phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
 
Xem thêm: 
- Muối rửa bát
- Nước làm bóng

5.Không định kỳ vệ sinh làm sạch máy

Cần thường xuyên làm vệ sinh bộ lọc rác và tay phun nước
 
Bên trong khoang máy rửa bát khi dùng lâu sẽ trở thành nơi tích tụ vết bẩn. Nếu bạn ngửi thấy mùi hôi từ máy thì khả năng rất lớn là máy rửa bát đã biến thành ổ vi khuẩn và làm cho bát đũa bị bám bẩn. Vì vậy, chúng ta cần nên thường xuyên vệ sinh khoang máy, bộ lọc rác và các cánh tay phun nước.
 
Sau 3 tháng sử dụng máy, bạn nên sử dụng Dung dịch vệ sinh máy rửa bát Finish để  Làm sạch sâu vôi và chất béo ẩn trong máy rửa chén:
 
 
Cách sử dụng chai Dung dịch vệ sinh máy rửa bát Finish:
1. Làm trống hoàn toàn thiết bị trước khi sử dụng chất tẩy rửa máy rửa chén.
2. Bóc nhãn dán nút chai sạch hơn (không tháo toàn bộ nắp). Chèn chai với lỗ mở xuống, vào giỏ dao kéo hoặc đặt nó vào các tấm hỗ trợ cymbal.
3. Đặt chương trình ở chế độ rửa chuyên sâu (tối thiểu 65 độ C) và khởi động máy rửa chén không có bát đĩa.
 
 
 
 
Xem thêm về : Dung dịch vệ sinh máy rửa bát
Theo Tri Thức Trẻ

Click để xem chiết khấu, quà tặng, chương trình khuyến mãi của máy rửa bát bosch.